Những thủ tục thành lập xưởng / công ty gia công cơ khí chính xác?
Những thủ tục thành lập xưởng / công ty gia công cơ khí chính xác?
Những thủ tục thành lập xưởng / công ty gia công cơ khí chính xác?
Xem thêm Những điều càn lưu ý về phong thủy khi chọn vị trí đặt nhà xưởng sản xuất gí công cơ khí.
Nghành công nghiệp cơ khí giữ một vai trò quan trọng trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thời cơ và thách thức cho nghành là lớn, đòi hỏi các nhà đầu tư sản xuất phải nắm rõ những quy định của Nhà nước liên quan đến thủ tục thành lập, khu vực họat động và chiến lược phát triển trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí.
Thủ tục thành lập xưởng / công ty gia công cơ khí chính xác cần những gì?
Nhìn chung nghành gia công cơ khí chính xác là nghành kinh doanh thông thường được sự cho phép của pháp luật và có thể dễ dàng hoạt động dưới hình thức xưởng gia công tư nhân nhỏ lẻ nên điều kiện cần chỉ là hồ sơ thành lập theo quy định của pháp luật, đúng và phù hợp với loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Trình tự thủ tục để thành lập xưởng / công ty gia công cơ khí chính xác là gì?
Đến Sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh/ Thành phố muốn thành lập xưởng / công ty gia công cơ khí để nộp hồ sơ. Bạn sẽ được hướng dẫn hoàn thành các thủ tục theo quy định.
Mã nghành nghề sử dụng để đăng ký?
Mã Tên ngành
2592 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
Khu vực được phép họat động?
Việc chế tạo và gia công các sản phẩm cơ khí ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng cho người dân sinh sống quanh khu vực sản xuất do lượng bức xạ, ion hóa, hóa chất, bụi bẩn được sản sinh ra từ đây. Do đó việc phát triển các khu dịch vụ nhà xưởng xây sẵn cho thuê ở xa trung tâm thành phố được xem là phương án tối ưu giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư, xây dựng phân xưởng sản xuất.
Chiến lược phát triển nghành cơ khí ở Việt Nam?
Định hướng chiến lược phát triển nghành cơ khí ở Việt Nam:
- Chọn lọc và ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho công nghiệp ô tô; đóng tàu; cơ khí giao thông vận tải; máy động lực; máy và thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; xử lý và tráng phủ kim loại sử dụng công nghệ hiện đại; gia công, chế tạo các chi tiết cơ khí có độ chính xác cao; các sản phẩm có tính trao đổi cao, sản lượng lớn để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựngcơ chế, chính sách hỗ trợ việc sản xuất và khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
(Theo kizuna)
"